Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 hằng năm. Ngày này được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977.
Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 28 tháng 2 năm 1909 tại New York, Mỹ do Đảng Xã hội Mỹ tổ chức. Một cuộc biểu tình nhân ngày Phụ nữ vào ngày 8 tháng 3 năm 1917 tại Petrograd, Đế quốc Nga đã làm dấy lên cuộc Cách mạng Nga 1917. Liên bang Xô viết (Liên Xô) tuyên bố ngày này là ngày nghỉ quốc gia kể từ năm 1917, sau đó ngày lễ này chủ yếu được tổ chức trong các nước thuộc phong trào Xã hội Chủ nghĩa và các nước Cộng sản cho đến khi được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1977.
Tại một số quốc gia, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới ở các mức lương, ở cơ hội giáo dục đào tạo và thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội, chống mãi dâm và bạo lực đối với phụ nữ, nói chung là những vấn đề thực tiễn.
Ở Việt Nam, ngày này thường là ngày phái nam tặng phụ nữ hoa (thường là hoa hồng) và quà, sự kiện thường được tổ chức ở các cơ quan, đoàn thể… nơi có phụ nữ làm việc và tham gia.
Kỷ niệm 111 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910-8/3/2021), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động “Tuần lễ áo dài Việt Nam” năm 2021 từ ngày 1-8/3 trên toàn quốc.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, LĐLĐ Quận Thanh Khê về việc tổ chức “Tuần lễ áo dài”, HĐSP nhà trường, BCH Công đoàn, phát động nữ cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ toàn trường mặc áo dài trong ngày làm việc phù hợp với điều kiện và đặc thù nghề nghiệp. Bắt đầu từ ngày 01/3 đến hết ngày 05/3/2021.
Phong trào tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng về lịch sử, giá trị của áo dài Việt Nam, đồng thời nâng cao lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của mọi người, đặc biệt là cán bộ, hội viên, phụ nữ trong gìn giữ, phát huy di sản văn hóa.
Cùng nhìn ngắm những hình ảnh của nữ GV – CNV nhà trường duyên dáng trong tà áo dài truyền thống Việt Nam.
– Thanh Nga, Lê Văn Tám –